Một công ty có trụ sở ở Hà Nội, trưng bày nguyên mẫu môtô bay trong khuôn khổ triển lãm ôtô Việt Nam (VMS) 2022 (TP HCM, 26-30/10). Dự án của Airlios đang trong quá trình hoàn thiện với mục tiêu đưa bản thương mại ra thị trường vào 2024, hướng đến sử dụng trong các lĩnh vực như cứu hộ, vận chuyển hành khách...Hãy cùng Kubet khám phá qua bài viết dưới đây nhé

 

Mẫu xe bay của Airlios trưng bày tại triển lãm VMS 2022

 

NGƯỜI TÀI ĐẤT VIỆT - ĐI ĐẦU CÔNG NGHỆ

 

"Tiến độ hoàn thành dự án đến nay khoảng 70-80%. Chúng tôi dự định đưa Airlios bản thương mại bay chuyến thực nghiệm đầu tiên từ Hà Tiên ra Phú Quốc (khoảng hơn 40km) vào cuối 2023", ông Mai Thiên Vũ, giám đốc công nghệ của Airlios nói với VnExpress. "Nếu mọi chuyện suôn sẻ, bản thương mại của Airlios có thể đến tay người dùng vào 2024".

 

Theo Kubet cập nhật thông tin là trước khi giới thiệu mô hình môtô bay tại triển lãm VMS 2022, đại diện Airlos nói các nguyên mẫu thử nghiệm đã có tổng cộng hơn 100 giờ bay và 1.000 km bay thử, ở những khu vực được nhà nước cấp phép cho drone (máy bay không người lái) bay thử nghiệm.

Mẫu Mô tô bay đã được thử nghiệm

Mẫu môtô bay của Airlios là dạng cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng bằng điện (eVTOL-electric Vertical Take-Off and Landing), có trọng lượng 220 kg, tải trọng tối đa 100 kg, chiều dài 1,9 m, chiều cao 1,15 m và sải cánh 2 m.

Bộ 8 pin lithium-ion 27.000 mAh độc lập, cung cấp điện cho 8 môtơ điện chia đều ở 4 trục để dự phòng trường hợp một pin bị sự cố vẫn cho phép máy bay đáp an toàn. Với trạm sạc DC công suất 30kW, pin sạc 30-90% khoảng 5 phút, 90-100% cần thêm khoảng 4 phút, tổng thời gian sạc đầy 7-9 phút.

Khung xe và cánh quạt quay chủ yếu sử dụng vật liệu hợp kim nhôm và sợi carbon. Từ vị trí đứng yên trên mặt phẳng, mẫu xe bay nâng thân lên cao theo phương thẳng đứng trong 10 giây. Ở độ cao trên 10m, xe có thể di chuyển.

Buổi triển lãm được tổ chức tại Hà Nội

Nguyên mẫu thử nghiệm của Airlios đã bay thành công với tốc độ tối đa 100 km/h trong 20 phút với hành trình bay 33km và ở chiều cao không quá 120 m. Những thông số này cũng được hãng dùng cho bản thương mại. Độ cao 120m tương đương tòa nhà cao 44 tầng (mỗi tầng 2,7 m). Do vậy, loại hình phương tiện này có thể sẽ gặp khó khăn ở khu vực đô thị nhiều cao ốc.

Phiên bản thương mại của Airlios có hai chế độ điều khiển: tự động hoặc người lái. Với chế độ tự động, đường bay được định tuyến sẵn từ điểm A đến điểm B. Chế độ có người lái đòi hỏi người sử dụng phải hoàn thành một khoá đào tạo của hãng từ 6 tháng đến 1 năm để thành thạo các kỹ năng bay.

Ông Vũ cho biết thêm, ở chế độ bay tự động, mô tô bay của Airlios được cài đặt để thay đổi độ cao tùy thuộc vào thực tế địa hình nhằm tối ưu khả năng tiết kiệm năng lượng. "Ở địa hình càng bằng phẳng, xe bay thấp và ngược lại, những nơi có nhà cao tầng, xe tăng độ cao sao cho giữ khoảng cách an toàn với mặt đất hoặc vật thể bên dưới", vị giám đốc công nghệ của Airlios cho biết.

Ảnh đồ hoạ mẫu xe bay của Airlios.

Môtô bay Airlios có giá thấp nhất 81.000 USD cho bản tiêu chuẩn Air One, tương đương khoảng hơn 2 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại. Sản phẩm tương tự Airlios của hãng Thuỵ Điển, Jetson, mẫu One có giá 92.000 USD. Airlios còn 3 phiên bản khác, là Peganus 88.000 USD, Minotaur và Custom hướng đến các khách hàng muốn cá nhân hoá mẫu xe bay, giá 99.000 USD.

Thị trường môtô bay trên thế giới ngày càng phát triển nhanh trong những năm gần đây. Nhiều start-up ở các nước như Mỹ, Đức, Thuỵ Điển, Trung Quốc, Nhật Bản, Israel... tham gia vào lĩnh vực vận tải hàng không mới này nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở ý tưởng, số lượng sản phẩm thương mại bán ra thị trường còn khá ít. Singapore, Malaysia, Indonesia là các quốc gia trong Đông Nam Á có kế hoạch đưa xe taxi bay vào hoạt động trong những năm tới.


NHẤN THÍCH(0)