Súp lươn khi ăn vị cay đằm, cái nóng lan tỏa từng thớ thịt lươn dai ngọt, nước dùng nâu vàng hấp dẫn. Cùng Kubet tìm hiểu cách nấu cách nấu cháo lươn chuẩn vị nghệ an nhé

 

 

Đặc sản nghệ an , súp lươn

 

Cách làm

1. Sơ chế và tẩm ướp

 Hành tăm dập dập, ớt tươi thái lát, hành lá, rau răm, rau mùi rửa sạch, thái rối. Nghệ tươi giã nhỏ.

 

Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết

 

Cho muối hạt, giấm vào lươn buộc kín cho sạch nhớt, rửa sạch. Luộc sơ lươn với chút gừng, vớt ra dùng cật tre tước thịt lươn thành dải dài. Phần xương lươn giữ lại. Phần thịt lươn ướp với 2 thìa canh dầu màu điều, 2 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ớt, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê sa tế, 1/2 lượng hành tăm băm nhỏ, 1/2 lượng nghệ tươi giã nhỏ trộn đều cho thấm vị và khử mùi tanh.

 

 

Nấu nước dùng: Xương heo chần sơ, rửa sạch cho vào nồi cùng xương lươn đem ninh cùng với 1/2 củ hành tây nướng, rễ rau mùi cho thơm nước. Sau đó lọc lấy nước dùng trong, ngọt thơm tự nhiên.

 

 

Nấu nước dùng bằng xương heo

 

2. Nấu súp lươn

Cho dầu màu điều vào tao (phi) hành tăm, nghệ giã, ớt tươi cho dậy mùi thơm và lên màu vàng nâu óng đẹp mắt. Hành tăm làm nên gia vị đặc trưng cho món súp lươn xứ Nghệ. Trút phần thịt lươn đã ướp vào xào nhẹ tay. Trút phần nước dùng vào. Nêm nếm lại mắm, muối, hạt nêm, đường, ớt bột cho vừa miệng. Cuối cùng, thêm hành lá, rau răm, rau mùi thái nhỏ cùng hành tây thái mỏng, rắc chút hạt tiêu ấm nồng và múc ra thưởng thức nóng cùng bánh mướt hoặc bánh mì.

 

 

Bỏ các nguyên liệu cùng với nhau theo thứ tự

 

3. Yêu cầu thành phẩm

Thịt lươn chín ngọt mềm, thơm mùi hành tăm, nước dùng sánh màu nâu đỏ đẹp mắt. Khi ăn vị cay đằm, cái nóng thấm và lan tỏa vào từng thớ thịt lươn, giọt súp. Món này ăn cùng bánh mướt hay bánh mì chuột trong tiết trời se lạnh thì không còn gì bằng.

 

 

Chú ý:

Món súp lươn xứ Nghệ dùng hành tăm tạo nên mùi vị đặc trưng.

Nghệ và dầu màu điều dùng để nấu súp lươn vừa giúp khử mùi tanh hiệu quả, vừa tạo màu nâu vàng óng đẹp mắt, kích thích vị giác và cân bằng với lươn vốn mang tính hàn.

Phần xương lươn có thể ninh rút lấy chất ngọt hoặc một số nơi giã nhỏ, chắt lấy nước cốt đục đều được.


NHẤN THÍCH(0)